Sunday, November 2, 2008

Những tiếng nói đấu tranh chống bạo quyền Việt Gian Cộng Sản từ trong lòng Dân Tộc.

Những tiếng nói đấu tranh chống bạo quyền Việt Gian Cộng Sản từ trong lòng Dân Tộc.

I)Mục đích của bài nầy để trình bày cho người dân trong và ngoài nước biết rỏ về những tiếng nói đấu tranh chống bạo quyền CS có từ khi nào và ngoài những đảng viên Cộng Sản luôn lừa bịp mọi người là họ là những người duy nhất yêu nước và đấu tranh cho Ðộc Lập Tự Do .Thực tế qua lịch sử thì không phải như vậy.
1-Có nhiều người nghỉ rằng kể từ khi Cộng Sản Việt Nam (CSVN) bằng hổ trợ của Cộng Sản Quốc Tế (CSQT) cưởng chiếm Miền Nam Việt Nam (MNVN),hoặc là sau khi làn sóng thuyền nhân ồ ạt chạy trốn “thiên đường Cộng Sản” thì mới có tiếng nói chống lại bạo quyền CS.
Ðiều đó không không hoàn toàn đúng. Thật ra tiếng nói phủ nhận , đấu tranh ,phản kháng chủ thuyết phi nhân và ngoại lai nầy đã có từ khi chúng vừa khai sinh và du nhập vào Quê Hương chúng ta.
2-Chỉ có những người Cộng sản mới có lòng yêu nước. Ðó là điều ngộ nhận mà thôi.Thực tế là CSVN chỉ mạo nhận danh nghiả yêu nuớc để lừa gạt người dân cho ý đồ đen tối của họ là phục vụ cho chủ Nghiả CSQT mà thôi.


II) Những nhà Cách Mạng Việt Nam chân chính : Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp kể từ 1858 đến 1861 sau khi Pháp chiếm đồn Kỳ Hoà và Gia Ðịnh của VN .Cho đến khi ký hòa Ước Giáp Thân 1884 chấp nhận Pháp bảo hộ Trung và Bắc Kỳ phong trào kháng Pháp rầm rộ nổi lên ở khắp nơi trên toàn lảnh thổ VN.(Việt Nam Tranh Ðấu Sử của Phạm Văn Sơn .NXB Việt Cường 1959 trang 134) nói lên tinh thần bất khuất của toàn thể Dân Tộc Việt Nam .Cho đến khi vua Hàm Nghi bôn tẩu thiết lập phong trào Cần Vương đánh Pháp thì các vị anh hùng hào kiệt,các thủ lĩnh Cách Mạng nổi lên khắp cả mọi miền đất nước.Tinh thần Dân Tộc , ý chí quật cường đã khiến cho hàng trăm căn cứ kháng chiến,hàng chục vị thủ lỉnh chông Pháp tên tuổi lẩy lừng trong lịch sử.Họ không theo chủ thuyết ngoại lai nào mà chỉ có thuần tuý tinh thần Quốc Gia Dân Tộc,nổi lên đánh đuổi ngoại xâm,mong mỏi đem lại chủ quyền cho Ðất Nước,toàn vẹn lãnh thổ và no ấm cho đồng bào.Họ không cần và cũng không đoái hoài đến chủ nghiả Xả Hội ,Chủ Nghiả Cộng Sản xuất phát từ châu Âu ,vì họ hiểu nếu đi theo con đường chủ nghiả CSQT đánh đuổi ngoại xâm thì ngoài cảnh nước mất nhà tan mà toàn dân ly tán, đạo lý đảo điên.Tránh ngoại xâm rồi lại bị nội xâm thì có ích gì.
Khởi đầu cho tiếng nói của những người dân yêu nước bằng tấm lòng yêu Dân Tộc,Yêu Quê Hương phải kể đến những nhà ái quốc chân chính như :
1)-Phan Bội Châu : cụ Phan Bội Châu hiệu sào Nam ,sinh năm 1867 ,Nghệ An , huyện Nam Ðàn là một nhà nho học,một nhà ái quốc chân chính chủ trương Cách Mạng bạo động chống thực dân Pháp. Cụ Phan Bội Châu chịu ảnh hưởng của phong trào Cần Vương do vua Hàm Nghi đưa ra lần đầu tiên vào ngày 7/7/1885 tại tỉnh Quảng Trị trong thời gian bôn đào để chống Pháp (Việt Sử Khảo Luận .Hoàng Cơ Thụy ,NXB Nam Á Paris trang 1370 ) nhiều nghiã sỹ đứng ra thành lập lực lượng kháng pháp như các thủ lĩnh: Mai Xuân Thưởng, Ðinh Công Tráng,Trần Xuân Soạn và hàng trăm cơ sở Cần Vương ở kháp mọi miền đất nước. Trong lúc đó lòng dân không đồng lòng chống thực dân như trường họp linh mục Trần Lục đem 5000 giáo dân giúp giặc Pháp để đánh hạ chiến lủy Ba Ðình do đề đốc Ðinh Công Tráng một vị tướng quân của vua Hàm Nghi bổ nhậm.(VSKL trang 1393) còn Trần Lục thì lại lập công cho Pháp ( được ban Ðệ Tứ Ðẳng Bảo Quốc Huân Chương cuả Pháp ) theo lệnh của vua Tự Ðức (vua bù nhìn do Pháp dựng lên ).Lớn lên trong bối cảnh đó cụ Phan rất đau sót trước cảnh lòng dân ly tán,phong trào kháng chiến thất bại nhiều nơi ,thực dân Pháp tàn ác sát hại những chiến sỹ yệu nước nên cụ đã nêu ra chủ trương đánh Pháp bằng mọi giá một cách triệt để kể cả cầu viện nước ngoài như Nhật và Trung Quốc.Nhưng chủ trương của cụ là chỉ nhờ vào ngoại viện để dành lại Ðộc Lập chủ quyền cho Việt Nam mà không phục vụ cho chủ nghỉa ngoại lai như Hồ Chí Minh đã làm sau nầy (VSKL t.1590). Nhửng lần bôn ba hải ngoại, vận động các sĩ phu Việt Nam và ngoại quốc để mua vủ khí sung đạn gởi về cho phong trào kháng Pháp trong nước sớm đánh đuổi Thực Dân ra khỏi đất nước.
Hành trình đi tìm lại những tiềng nói đấu tranh cho một Việt Nam Ðộc Lập và Tự Do đó có lẻ bắt nguồn từ nhận định đầu tiên của cụ Phan Bội Châu nhà ái quốc chân chính của VN đầu thế kỷ 20. Mời quý bạn cùng xem trang web Wikipedia bách khoa toàn thư giới thiệu về cụ Phan Bội Châu :
(http://vi.wikipedia.org/wiki/Phan_B%E1%BB%99i_Ch%C3%A2u )
Năm 1912, nức lòng vì thành quả của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc của Tôn Dật Tiên, Phan Bội Châu cùng một số nhà cách mạng quốc gia Việt Nam lưu vong tại Quảng Châu thành lập một tổ chức cách mạng thay thế cho Duy Tân Hội. Tôn chỉ của tổ chức mới với tên Việt Nam Quang Phục Hội (VNQPH) là đánh đuổi người Pháp ra khỏi đất nước, khôi phục chủ quyền của Việt Nam, và thành lập "Việt Nam Cộng hòa Dân quốc".Trong thời điểm nầy, Phan Bội Châu đã thay đổi chính kiến của ông về thể chế quân chủ. Tuy nhiên, ông vẫn duy trì Kỳ Ngoại Hầu Cường Để trong vai trò chủ tịch chính phủ lâm thời VNQPH. Nhằm gây tiếng vang, tạo ủng hộ trong quần chúng quốc nội, năm 1913 ông cho tổ chức ám sát và đặt chất nổ phá hoại nhiều nơi trong nước. Nhà cầm quyền Pháp đã phản ứng gay gắt.Theo tài liệu trên thì cụ Phan bi bắt do chỉ điểm là Hồ Chí Minh.
Theo Mạc Định Hoàng Văn Chí, trong Từ Thực Dân Đến Cộng Sản (TTDĐCS), thì người đó là Nguyễn Ái Quốc. (Mạc Định Hoàng Văn Chí: Sđd, tr. 38).
Theo Joseph Buttinger, "A Dragon Embattled" (New York: Praeger, 1967)Tập 1, của Joseph Buttinger. Ông này khẳng định rằng Nguyễn Ái Quốc nhận 150.000 đồng bạc Đông dương từ Pháp và bán cụ Phan.
(http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=43&sub=126&article=21685 ) Báo Nhân Dân ngáy 15 tháng 12 năm 2004 đã phải công nhận :
“Phan Bội Châu - nhà yêu nước lớn đầu thế kỷ 20
Phan Bội Châu là nhà yêu nước và là một tác giả lớn đầu thế kỷ 20 của Việt Nam. Các tác phẩm Hải ngoại huyết thư, Việt Nam vong quốc sử, Trùng Quang tâm sử... của ông có ảnh hưởng lớn tới nhiều thế hệ người Việt Nam yêu nước.”
Chủ trương của cụ Phan khác hẳn với Hồ Chí Minh,cụ từng phê phán chủ nghiã Cộng sản Việt Nam như sau :”Hô hào giai cấp đấu tranh ở xứ nầy là một việc làm cực ngu!Những người thức thời không bao giờ làm như thế.”Chủ trương cuả Hồ gây cảnh tương tàn, đấu tranh giai cấp chia rẻ sức lực của toàn dân,giết hại những nhà yêu nước mà không theo Cộng sản là việc làm tàn bạo ,thất nhân tâm:”Tôi đã nói ở nước nầy chưa có sự phân biệt rỏ ràng cuả hai giai cấp tư bản và lao động:người Việt Nam chúng ta đều là hạng người mất quyền,hạng người mất nước cả.Cùng một tai nạn , đã không chung sức để tùy theo cảnh ngộ mà lần hồi thu phục lại những quyền đã mất để xây dựng lại nền tảng quốc gia,lại còn kiếm cách tương tàn ,tương phân,làm giảm mất lực lượng tranh đấu,thật là một điều thất sách!”
Để kết luận về sự tác hại của Chủ Nghiã Xã Hội (Cộng Sản) cụ Phan đã nói :”Tóm lại là người ta lợi dụng phong trào Xã Hội để chia rẻlực lượng trong nnước, để phá hủy sự đoàn kết và để làm tiêu diệt tinh thần Quốc Gia của dân ta.”
(Báo Tràng An số ra ngày 7 tháng 10.1938)(Trích Chương Thâu Phan Bội Châu Toàn Tập,tập 4 NXB Thuận Hoá,Huế 1990.)(trong quyển “Án tích CSVN”của sử gia Trần Gia Phụng ,trang 30,NXB Non Nước ,Canada 2001.)

Qua những nhận định trên chúng ta thấy : cụ Phan Bội Châu là một nhà yêu nước chân chính ,chủ trương và đường lối của cụ xuất phát từ lòng dân mà hình thành không phải vay mượn chủ thuyết ngoại lai cuả CSQT như Hồ Chí Minh.Chuyện cụ Phan bị Hồ chỉ điểm cho Pháp bắt đến nay vẫn là 1 nghi vấn lịch sử,tuy nhiên đã cho chúng ta biết là vào thời điểm đầu thế kỷ 20 có nhiều nhà ái quốc chống thực dân Pháp nhưng không đi theo con đường đen tối như Hồ và đảng CSVN đã làm.

2)- Phan Châu Trinh:(http://213.251.176.152:8080/diendan/phe-binh-nghien-cuu/100-phong-trao-duy-tan/ )
Nhân vật thứ hai trong những nhà ái quốc được kính trọng tại VN không chấp nhận chủ nghiả CS là cụ Phan Chu Trinh qua lời nhận xét chí lý sau đây của Huỳnh Thúc Kháng về cuộc đời của Phan Chu Trinh : “Như tiên sinh, không những là một người chí sĩ yêu nước, mà thật là một nhà chính trị cách mạng đầu tiên nước Việt Nam ta vậy. Một kẻ sĩ vai gánh giang sơn, lòng thương nòi giống, một mình xông đột trăm cách toan lường, trong hai mươi năm thừa, trải biết bao hiểm nghèo, nếm biết bao mùi cay đắng ... thế mà tiên sinh cứ khăng khăng ôm một cái chủ nghĩa, đeo đẳng mãi với cảnh hoạn nạn mà không chịu rời ra ; không những danh vị lợi lộc không dỗ dành được, cực khổ không đổi dời được ; cho đến gươm kề trên cổ, súng gí trước bụng cũng cũng không chút nào lay chuyển, sánh với ông Sào Nam [PBC], chí khí đồng nhau, nhiệt thành đồng nhau, phách lực đồng nhau, mà cái cảnh càng khó, cái lòng càng khổ hơn vậy”
Chủ trương đấu tranh Bất Bạo Ðộng của cụ Phan Chu Trinh : (http://213.251.176.152:8080/diendan/phe-binh-nghien-cuu/100-phong-trao-duy-tan/#sdendnote59anc )
Phan chủ trương bất bạo động và hoạt động hợp pháp (minh xã), khởi xướng thuyết tự trị, kêu gọi canh tân để tự cường qua chủ trương “ỷ Pháp cầu tiến bộ”, dựa Pháp để tiến bộ rồi từng bước giành lại độc lập quốc gia. Lập trường của Phan được một số thân sĩ chịu ảnh hưởng tân học như Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, v.v. biểu đồng tình.
Ngoài ra còn có những nhận định trung thực của sử gia Trần Gia Phụng về cụ Phan Châu Trinh như sau : (http://www.lenduong.net/print.php3?id_article=16652 ) : “Phan Châu Trinh cho rằng muốn đề cao dân quyền, phải nâng cao dân trí; muốn nâng cao dân trí phải chấn hưng giáo dục, đề cao dân khí. Trong một bài diễn thuyết tại Hà Nội, Phan Châu Trinh kêu gọi: "Không nên trông người ngoài, trông người ngoài là ngu. Không nên bạo động, bạo động thì chết. Tôi chỉ có một lời để nói với đồng bào, không gì bằng học." Nhưng học như thế nào? Phan Châu Trinh chủ trương bãi bỏ chữ Nho, không bãi bỏ chữ Nho thì không cứu được nước. Phan Châu Trinh khuyến khích học Quốc ngữ vì Quốc ngữ dễ học, dễ viết, có thể phổ cập đến đại đa số quần chúng, nhờ thế mới có thể mở mang giáo dục, truyền bá được rộng rãi những kiến thức hiểu biết về mọi mặt đến dân chúng. Những vị phó bảng, tiến sĩ Nho học, tức những nhà đại khoa bảng thời bấy giờ như Phan Châu Trinh, Hùynh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp mà lại đứng ra kêu gọi bỏ chữ Nho, tức là bỏ luôn cả những bằng cấp cao cấp có thể đem đến cho các vị chức tước, áo cơm, vinh hoa phú quý, quả là một sự đoạn tuyệt hết sức can đảm và ngoạn mục.”
Sau đó Phan Châu Trinh viết “Đông Dương chính trị luận”, lên án thực dân Pháp tại Đông Dương về nhiều tệ nạn gần như có hệ thống, như cách dùng người, quan lại Pháp Việt gian tham, cách bóc lột trong các ngành thương mại, tài chánh, thuế khóa, sưu dịch, công chính, canh nông. Sau khi dẫn chứng đầy đủ, Phan Châu Trinh nhận định rằng nền chính trị của Pháp tại Đông Dương chỉ nhắm làm ngu dân, bần cùng hóa dân chúng, và nhắm làm giàu cho một số người Pháp và tay sai mà thôi.

“Phan Châu Trinh hô hào thiết lập chế độ dân chủ với tam quyền phân lập theo kiểu tây phương, được phân định rõ ràng bằng hiến pháp. Hiến pháp do quốc hội soạn, quốc hội do dân chúng tự do bầu ra. Nền dân chủ có tính cách pháp trị rõ ràng và bình đẳng."...Từ ông tổng thống cho đến người nhà quê cũng đều chịu theo một pháp luật như nhau..." và "...Khi nào dân đã hiểu như thế thì nó mới biết thương nước. Mà nó có biết thương nước thì một ngày kia mới mong độc lập tự do, chứ không thế thì cứ đời đời làm tôi mọi mãi..." (lời Phan Châu Trinh). Trong bài thuyết trình cuối đời, "Đạo dức và luân lý Đông Tây", Phan Châu Trinh có nhắc đến chủ nghĩa xã hội, nhưng theo ông, chủ nghĩa nầy chưa thể áp dụng tại nước ta được.” Chúng ta có thể hiểu là cụ Phan Chu Trinh đã thấy được sự tác hại của chủ nghiả CS nếu đem vào áp dụng cho VN.Trong khi dó Hồ Chí Minh thì một lòng một dạ tuân hành theo chỉ thị của Quốc Tế CS đem chủ nghiả CS vào VN gây cảnh đau thương cho toàn Dân Tộc.
Ðể có thể so sánh chủ trương mang tính Dân Tộc của cụ Phan Châu Trinh ,ta thử tìm hiểu đường lối ,chủ trương của Hồ Chí Minh qua bài nhận định của nhà bình Luận chính trị Hưá Hoành :
(http://www.danchu.net/ArticlesChinhLuan/Collection4/HuaHoanh4001.htm )
“Chủ trương của ông Hồ lúc nầy (1946) là dựa vào Pháp,cấu kết với Pháp để tiêu diệt các đảng quốc gia anh em, đang chia xẻ quyền hành với ông trong ‘chính phủ liên hiệp’, mà ông đã vật vã van nàị Cấu kết với Pháp để tiêu diệt người quốc gia tức là chủ trương ‘liên kết với A đánh B’‘Ông Hồ thà nhường cho Pháp thống trị VN thêm một thờigian nữa,chứ không muốn các đảng phái quốc gia đứng ra lãnh đạo một nước VN độc lập’, hoặc chỉ tham gia với Việt Minh để ‘đoàn kết chống Pháp’ như ông đã hùng hổ kêu gọị .Tất cả hành động của ông Hồ đều trước sau như một,nhằm giành lấy sự độc quyền lãnh đạo đất nước,đặng mấy năm sau tiến hành cuộc cách mạng vô sản, đưa toàn dân vào quỹ đạo cộng sản quốc tệ Vấn đề VN cósớm được độc lập hay không chỉ là thứ yếụ Quyềnlợi dân tộc cũng chỉ là bình phong để ông Hồ thựchiện âm mưu nắm chặt chính quyền. người quốc gia cóthể nhìn thấy thủ đoạn của ông Hồ, hoặc nóng lòng vìđộc lập tự do, nên đã ‘đoàn kết trong mặt trậnViệt Minh’, để rồi tất cả chịu chung số phận oan nghiệt.”

Qua nhận định trên của ông Hứa Hoành về Hồ chí Minh và nhận định về cụ Phan Chu Trinh của sử gia Trần Gia Phụng cho chúng ta thấy sự khác biệt rỏ ràng như nước với lửa giửa 2 nhân vật vừa kể.Cụ Phan thì dung khai sáng Dân Trí ,cải cách Dân Sinh . “Phan Châu Trinh khẳng định lập trường của ông: "Chỉ nên đề xướng dân quyền, dân đã biết có quyền thì việc khác có thể tính lần được." Phan Châu Trinh là nhà họat động chính trị Việt Nam đầu tiên đề xướng thuyết dân quyền trước công luận nước nhà.” Phương cách đấu tranh Bất Bạo Ðộng nhưng kiên quyết đòi hỏi Ðộc Lập ,chủ quyền và Nhân Quyền phải được tôn trọng .Cụ Phan chối từ chủ nghiả CS ngoại lai vì cụ xét không có lợi cho dân tộc VN.Chủ trương cuả CNCS là dùng bạo động, chia rẻ giai cấp,phục vụ cho Quốc Tế Vô sản không lý gì tới quyền lợi Dân Tộc.Xét qua phương cách đấu tranh và mục tiêu đấu tranh cho thấy cụ Phan Chu Trinh là một nhà yêu nước chân chính ,còn Hồ chỉ phục vụ cho CSQT thì chúng ta mới rỏ ai thực sự là người yêu nước ,ai là kẻ bán nước hại dân!



3)-Huỳnh Thúc Kháng
Huỳnh Thúc Kháng hay Hoàng Thúc Kháng (thuở nhỏ có tên là Huỳnh Hanh, tự Giới Sanh, hiệu là Mính Viên [Vườn chè]; 1876–1947) là một chí sĩ yêu nước nổi tiếng của Quảng Nam. Người Việt Nam thường nhắc đến ông với một tên gọi gần gũi: "cụ Huỳnh". Huỳnh Thúc Kháng là một trong Thập Ngũ Phụng Tề Phi của đất quảng Nam xưa, ông là thủ khoa của kỳ thi hương năm 1900 (Canh Tý).Với tấm lòng yêu nước chân thật cụ Huỳnh đã bị Hồ Chí Minh lừa gạt dùng thủ đoạn “ gắp lửa bỏ tay nguời “ hay là một phát tên giết 2 con chim là bôi lọ cụ Huỳnh Thúc Kháng(người sáng lập Mặt Trận Liên Việt) và mượn tay cụ Huỳnh để tiêu diệt VNQDÐ qua vụ án Ôn Như Hầu mượn cớ đi họp ở Phàp giao quyền Xử Lý cho cụ Huỳnh rồi cài người tố cáo VNQDÐ . :http://www.danchu.net/ArticlesChinhLuan/Collection4/HuaHoanh4001.htm )
“Về chính trị, Việt Minh nhân danh chính phủ liên hiệp, buộc các báo của các đảng quốc gia như ‘Việt Nam’, Thiết Thực’ phải nạp bản kiểm duyệt trước khi phát hành. Tóm lại, chủ trương của Việt Minh là tận diệt đối lập, là bịt miệng,trói tay, bí mật thanh toán, rồi ngụy tạo bản án ‘Việt gian’, ‘phản quốc’, ‘thổ phỉ như vụ án Ôn Như Hầu, vụ án Cầu Chiêm Sơn (xem thêm Hoàng Văn Ðạo, VN Quốc Dân Ðảng trang 362 - 363). Ðó là chủ trương thầm kín để tiêu diệt các đảng phái quốc gia, của ông Hồ khi kéo rốc qua Pháp để tránh tiếng.” Với tấm lòng yêu nước, ý chí phục vụ cho Ðất Nước Việt Nam ,cụ Huỳnh khi hợp tác với Hồ Chí Minh chỉ là để thể hiện tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm ;nhưng cụ đã bị Hồ dùng thủ đoạn đe hèn ném đá dấu tay khiến cho suốt đời cụ bị mang tiếng oan là ra lệnh sát hại Việt Nam Quốc Dân Ðảng.
4)-Nguyễn Hải Thần : http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_H%E1%BA%A3i_Th%E1%BA%A7n )
“Nguyễn Hải Thần (chữ Hán: 阮海臣;1878(?) – 1959) là một nhà cách mạng chống Pháp, người sáng lập và lãnh đạo Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội.
Nguyễn Hải Thần tên thật là Vũ Hải Thu (còn có tên khác là Nguyễn Cẩm Giang; Nguyễn Bá Tú (?)), quê quán ở Hà Nội (làng Đại Từ, Đại Kim). Thuở nhỏ Nguyễn Hải Thần học chữ Hán. Hưởng ứng phong trào Đông du ông theo Phan Bội Châu sang Trung Quốc hoạt động chống Pháp, hoạt động trong Việt Nam Quang phục hội (1912-1924). Ông đã học tại trường Chấn Vũ (Tôkyô, Nhật Bản). Nguyễn Hải Thần được đưa vào Trường Võ bị Hoàng Phố và trở thành giảng viên môn chính trị tại trường này.”
Là một trong những nhà cách mạng VN tham gia chính phủ Liên Hiệp Việt Nam Lâm Thời 1/1/ 1946 với chức vụ Phó Chủ Tịch (Hồ chí Minh chủ tịch ) để cùng chống Pháp.Tiếp đến Liên Hiệp Kháng Chiến 2/3/1946 nhưng chỉ 6 tháng sau ngày 14/7/1946 cụ Nguyễn Hải Thần ,Nguyễn Tường Tam (VNQDÐ Bộ trưởng Ngoại Giao ),Vủ Hồng Khanh ( VNQDÐ Phó Chủ Tịch VN Kháng Chiến ) đã phải chạy sang lánh nạn ở Trung Quốc vì CSVN thanh toán các đảng phái cùng là chiến hửu của mình trong chính phủ Liên Hiệp!
(http://www.lmvntd.org/vndc1299/bai07.htm ) Năm 1942 Hồ Chí Minh bị Trung Hoa Quốc Dân đảng bát giam. Cụ Nguyễn Hải Thần đã vận động để đặc xá cho Hồ.Cụ Nguyễn Hải Thần là người sáng lập Việt Nam Cách Mệnh Ðồng Minh Hội. Ðể tỏ lòng đoàn kết vì mục tiêu chống Pháp, cụ Nguyễn Hải Thần đã đề nghị nhà nước Trùng Khánh đặc xá cho Nguyễn Ái Quốc. Sau đó, Quốc sử dụng bí danh của cụ Hồ Học Lãm, tự xưng là Hồ Chí Minh để tổ chức lại đảng cộng sản. Trong lịch sử cận đại nước ta, sự kiện cụ Nguyễn Hải Thần xin đặc xá cho Hồ Chí Minh đã trở thành điểm khởi cho 70 năm điêu linh về sau của cả dân tộc Việt Nam.Trả lại cái ơn xin tha cho mình ,Hồ đã nhiều lần tìm cách thủ tiêu,sát hại cụ Nguyễn Hải Thần nên sau đó cụ đành phải cùng với các đồng chí trong VNQDÐ chạy sang Tàu để khỏi bị Hồ sát hại.


5)-Trần Trọng Kim ( http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_Tr%E1%BB%8Dng_Kim )
Trần Trọng Kim, bút hiệu Lệ Thần, sinh năm 1883 (Quý Mùi) tại làng Kiều Linh, xã Đan Phố, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Ông học chữ Hán từ nhỏ, sau đổi sang chữ Pháp rồi vào học trường Thông Ngôn. Năm 1904, ông làm Thông sự ở Ninh Bình. Năm 1905, ông qua Pháp học trường Thương mại ở Lyon, sau được học bổng vào trường Thuộc địa Pháp. Năm 1909, ông vào học trường Sư phạm Melun và tốt nghiệp ngày 31 tháng 7 năm 1911 rồi về nước. Ông dạy học tại các trường Sĩ Hoạn, Bảo Hộ và Sư Phạm Hà Nội.
Ông giữ nhiều chức vụ trong ngành giáo dục thời Pháp thuộc như: Thanh tra Tiểu học (1921), Trưởng ban Soạn thảo Sách Giáo khoa Tiểu học (1924), giám đốc các trường tiểu học tại Hà Nội (1939). Từ thập niên 1910 đến thập niên 1940, ông cũng viết nhiều sách về sư phạm và lịch sử.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm thuộc địa Đông Dương. Để tranh thủ sự ủng hộ của người Việt, Nhật tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam. Ngày 11 tháng 3 năm 1945, triều đình Huế tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam. Trần Trọng Kim được giao thành lập nội các vào ngày 17 tháng 4 năm 1945. Đây là chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập và Trần Trọng Kim trở thành Thủ tướng đầu tiên của Việt Nam. Tháng 6 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam; đặt quốc thiều là bài "Đăng đàn cung"; quốc kỳ có "nền vàng hình chữ nhật, giữa có hình quẻ Ly màu đỏ thẫm".
(http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2006/04/15/TranTrongKimGovernmentIn1945_MHungTMi/ )
Biết rằng thất bại của Nhật Bản chỉ là một vấn đề thời gian, Trần Trọng Kim và chính phủ của ông đưa ra một chương trình nhằm thay đổi tâm lý người Việt đến mức mà đất nước sẽ không thể trở lại tình trạng thuộc địa nữa một khi chiến tranh chấm dứt, như lời nói sau đây của ông Hoàng Xuân Hãn khi kể lại mục tiêu của cụ Kim khi thành lập cũng như là của ông khi tham gia chính phủ “Chúng tôi muốn đặt trước Đồng Minh khi chiến tranh chấm dứt với một nước Việt Nam độc lập trên thực tế để chúng ta không thể nào trở lại tình trạng cũ là một thuộc địa của Pháp nữa”.
“Một trong những quyết định đầu tiên của chính phủ Trần Trọng Kim là chính thức đổi quốc hiệu của Việt Nam trở lại thành Việt Nam. Đây là một quyết định có ý nghĩa quan trọng. Việt Nam là tên được Gia Long lựa cho khi thống nhất đất nước (dưới thời Minh Mạng đổi tên là Đại Nam) và sau này trở thành biểu tượng của cuộc đấu tranh dành độc lập khi các nhà cách mạng Việt Nam từ Phan Bội Châu cho đến Nguyễn Thái Học chọn cái tên Việt Nam trong các đảng của họ.”Cũng như những nhà ái quốc khác cụ Trần Trọng Kim sau khi Việt Minh nắm chính quyền (do Hồ chỉ huy) phải lánh nạn sang Quảng Châu (TQ) và Miên để bảo tồn sinh mạng.Là một học giả uyên thâm ,một nhà ái quốc chân chính ,cụ Trần không thể hợp tác với Hồ ,một người chỉ suốt đời phục vụ cho Quốc Tế CS mà thôi!

6)-Nguyễn An Ninh :
Ông Nguyễn An Ninh là một nhà ái quốc chân chính ,sinh quán tại Cần Giuộc ,Chợ Lớn. Cha ông là Nguyễn An Khương, một trí thức Nho học yêu nước từng tham gia phong trào Đông Du do Phan Bội Châu lãnh đạo. Từ nhỏ, Nguyễn An Ninh đã được cha giáo dục lòng yêu nước.Có thể nói uy tín và sự kính trọng của sỷ phu miền Nam đối với cụ Nguyễn An Ninh còn cao hơn rất nhiều so với Hồ Chí Minh thời bấy giờ.Qua tờ báo La Lutte Tranh Ðấu ) cụ đã công khai chống lại thực dân Pháp và cả đòi cụ chưa hề tham gia vào đảng CS vì cụ biết rỏ đảng nầy không đem lại lợi ích cho dân tộc VN. Cộng Sản VN thì cú tuyên truyền là cụ Nguyễn An Ninh theo chủ nghiả CS ,thực ra cụ có nghiên cứu các chủ thuyết xã hội và có hoạt động chung với các cán bộ CS nhưng không tin tưởng nởi đảng CS.Cụ Nguyễn An Ninh đi theo con đường cứu nước bằng cách riêng của ông.

Ngày 3.10.1923, Nguyễn An Ninh về nước, bắt đầu dấn thân vào hoạt động yêu nước và cách mạng chống lại chính quyền thực dân Pháp. Ngày 25.1.1923, ông trình bày bài diễn thuyết lần thứ nhất trước đông đảo thanh niên trí thức Sài Gòn với chủ đề "Chung đúc một nền học thức cho dân An Nam". Tiếp đó, ngày 15.10.1923, ông diễn thuyết lần thứ hai tại Hội Khuyến học Nam Kỳ với bài "Lý tưởng của thanh niên An Nam". Trong 2 bài diễn thuyết này, Nguyễn An Ninh đã kịch liệt đả kích các chính sách của chính quyền thực dân, kêu gọi nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên hăng hái giũ bỏ những ràng buộc của hủ tục, bất chấp sự đàn áp của thực dân Pháp ra đi tìm đường cứu nước và xây dựng cho dân tộc một nền văn hoá mới tự do và hiện đại. Các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên yêu nước ở Nam Kỳ nhiệt liệt tán đồng các tư tưởng của Nguyễn An Ninh, nhưng nhà cầm quyền thực dân thì vô cùng tức tối. Thống đốc Nam Kỳ Cognacq và chánh mật thám Arnoux đã triệu tập ông đến Dinh Thống đốc để đe dọa và tuyên bố cấm ông diễn thuyết tại các nơi công cộng
(http://100years.vnu.edu.vn:8080/BTDHQGHN/Vietnamese/C1778/C1779/2006/05/N7737/ )Trần Văn Giàu một cán bộ CS quá khích cũng phải có những nhận xét về cụ Nguyễn An Ninh như sau:
“Nguyễn An Ninh là một chính khách, học giả, một nhà chính trị hoạt động. Trước hết, anh là một con người của quần chúng, là con người của nhân dân. (...) Trong mắt, trong lòng người Sài Gòn chí sĩ Nguyễn An Ninh là một người cách mạng, xứng đáng được lưu danh bằng bia đá, tượng đồng".Nếu năm 1943 ông không chết trong tù của thực dân Pháp thì chắc chắn với uy tín và sự tôn sùng của người dân VN đối với ông thì bọnCS cũng sẽ thanh toán ông như những nhà ái quốc không CS khác mà thôi!


7)-Giáo chủ Phật Giáo Hoà Hảo Huỳnh Phú Sổ:
Ông Huỳnh Phú Sổ là một nhân sỹ được người dân Miền Nam kính mến và được mọi người công nhận là một nhà ái quốc chân chính nhưng có lập trường đối nghịch với đảng CSVN.
( http://vi.wikipedia.org/wiki/Hu%E1%BB%B3nh_Ph%C3%BA_S%E1%BB%95 )Sau đây là những tiểu sử và hoạt động của giáo chủ Huỳnh Phú Sổ :
“Huỳnh Phú Sổ (1919-1947) là người sáng lập Phật giáo Hòa Hảo, hay còn gọi là đạo Hòa Hảo.
Huỳnh Phú Sổ sinh ngày 25 tháng 11 năm 1919 tại làng Hoà Hảo, huyện Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, (nay thuộc huyện Phú Tân, tỉnh An Giang). Thuở nhỏ ông thông minh, học hết bằng sơ học yếu lược Pháp - Việt nhưng hay bị đau ốm nên đành bỏ dở việc học.
Trong một lần lên núi Sam (Bảy Núi, An Giang), tiếp xúc với phái Phật giáo Bửu Sơn kì hương, ông được trị bệnh tốt và luyện chí tu hành. Năm 1937, Huỳnh Phú Sổ về làng, chữa bệnh cho dân, viết kinh, giảng sấm, tự xưng là Phật thầy.
Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (4 tháng 7 năm 1939) ông đứng ra cử hành lễ "đền linh Khứu Sơn trung thọ mạng" khai đạo, lấy tên là Hòa Hảo, đó vừa là tên quê hương ông vừa có ý nghĩa là "hiếu hòa" và "giao hảo". Từ đó Huỳnh Phú Sổ đi chữa bệnh, tiên tri, thuyết pháp và sáng tác thơ văn, kệ giảng. Văn chương của ông bình dân nên dễ đi vào lòng người. Chỉ trong một thời gian ngắn số tín đồ và ảnh hưởng của Huỳnh Phú Sổ càng ngày càng gia tăng và trở thành một phong trào tín ngưỡng mạnh mẽ khiến Thực dân Pháp lo ngại. Ngày 8 tháng 9 năm 1945 Phật Giáo Hòa Hảo biểu tình tại Cần Thơ. Việt Minh tấn công vào đám biểu tình và bắt những người cầm đầu.
-Ngày 9 tháng 9 năm 1945 Việt Minh bao vây trụ sở Phật Giáo Hòa Hảo ở số 8 đường Sohier để bắt Huỳnh Phú Sổ nhưng ông trốn thoát.
-Ngày 7 tháng 10 năm 1945 những người Phật Giáo Hòa Hảo cầm đầu biểu tình như Huỳnh Thạnh Mậu (em ruột Huỳnh Phú Sổ), Trần Ngọc Hoành (con ông Trần Văn Soái - tức Năm Lửa), Nguyễn Xuân Thiếp (tức nhà thơ Việt Châu - Anh chú bác với học giả Nguyễn Hiến Lê) bị cho là âm mưu cướp chính quyền và đưa ra xử tử hình tại sân vận động Cần Thơ.
-Ngày 26 tháng 10 năm 1945 Pháp tái chiếm Cần Thơ. Tín đồ Hòa Hảo lùng bắt Việt Minh.
Sau tạm ước Ngày 6 tháng 3 năm 1946 giữa Pháp và Việt Minh. Việt Minh cải thiện quan hệ với Hòa Hảo. Huỳnh Phú Sổ tham gia Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam Bộ (do Việt Minh lãnh đạo) với chức vụ Ủy viên Đặc biệt.
-Ngày 21 tháng 9 năm 1946, Huỳnh Phú Sổ và một số trí thức khuynh hướng dân tộc, dân chủ thành lập Việt Nam Dân chủ Xã hội đảng, gọi tắt là Dân Xã đảng.
-Ngày 27 tháng 2 năm 1947, đại diện của Huỳnh Phú Sổ là Nguyễn Bảo Toàn cùng với lãnh tụ các đảng quốc gia khác như: Nguyễn Hải Thần (Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội), Nguyễn Tường Tam (Việt Nam Quốc dân đảng) thành lập Mặt trận Quốc gia Thống nhất Toàn quốc.
-Ngày 16 tháng 4 năm 1947 Huỳnh Phú Sổ đột ngột mất tích khi đến Tân Phú, Đồng Tháp Mười để hòa giải sự xung đột giữa Việt Minh và Phật Giáo Hòa Hảo. “
Ngày nay nhiều chúng cứ lịch sử cho biết là đảng CSVN đã giết hại vị giáo chủ nầy vì uy tín của ông quá lớn đối vói toàn dân Việt Nam và nhất là dân Miền Tây Nam Bộ.Cái tang cuả giáo chủ Huỳnh Phú Sổ cũng là ngày ghi dấu mối thù truyền kiếp giửa 4 triệu tín đồ Hoà Hảo và Dân Xả Ðảng với đảng CSVN hiện vẫn còn tồn tại cho đến hôm nay!


8)-Hộ Pháp Cao Ðài Phạm Công Tắc:
Một trong những nhà ái quốc có tinh thần Dân Tộc chẳng những được kính trọng ở Miền Nam mà cả ở toàn quốc VN thời 1930 là đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc .Một chức vụ cao quý mà các đạo hữu Cao Ðài tin tưởng đó là do đức Ngọc Hoàng Thượng Ðế ban cho ông Phạm Công Tắc để hoằng dương đạo lý.Vì không đi theo đường lối và chủ trương của Hồ và đảng CSVN nên ông bị CS tìm cách hãm hại nhiều phen.Hiện nay với 6 triệu tín đồ nhưng hầu hết cơ sở tôn giáo và các chức sắc hiện hữu công khai tại VN đều là những người chấp nhận ,tuân phục đảng CS để tồn tại.Ngoại trừ những người ẩn danh hoặc xuất ngoại thì theo Cao Ðài Hải Ngoại ly khai với Cao Ðài Quốc Doanh. Ðến nay CSVN khống chế,sửa đổi kinh sách không còn tài liệu nào về tiểu sử và thân thế của nhà ái quốc đáng kính trọng nầy trên các trang web quốc doanh về Ðạo Cao Ðài.
- (http://www.voanews.com/vietnamese/archive/2006-12/2006-12-06voa38.cfm?CFID=22533996&CFTOKEN=21636261 ) lập trường hiện nay của nhà chức trách đối với việc phục hồi danh dự cho vị giáo chủ của khoảng 6 triệu tín đồ đạo Cao Đài trên thế giới. Tuy nhiên, theo một số các quan sát, giới hữu trách Hà nội cho đến nay vẫn chưa có thái độ dứt khoát trong việc “bình thường hóa” quan hệ với những đoàn thể tôn giáo ở miền Nam trước năm 1975, đặc biệt là đối với Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo và Hội thánh Cao Đài – là những đoàn thể tôn giáo do người Việt Nam sáng lập và đồng thời cũng là những lực lượng chính trị không tán đồng các chính sách của đảng Cộng sản Việt Nam.
-(http://www.lmdcvn.com/nghiluan/20021211.htm )
Trong khi đó, với truyền thống phấn đấu và lòng yêu nước của tổ tiên, người Việt Nam chân chính thường nhìn về phúc lợi của dân tộc và đất nước hơn là nghĩ đến bản thân mình. Như các nhà ái quốc Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thái Học và những đồng chí của ông trong ngày tang Yên Bái, Đức Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ, Phật Giáo Hòa Hảo, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Phật Giáo Cao Đài và nhiều anh hùng chiến sĩ vô danh khác, v.v...
Trên đây chỉ là một số những nhà ái quốc không Cộng Sản tiêu biểu trong thời điểm đầu thế kỷ 20 .Hiện nay danh sách những nhà ái quốc không CS lên đến hàng trăm vị đáng được kính trọng tại VN như:
Hoà Thượng Thích Quảng Ðộ. Thượng Tọa Tuệ Sỹ,Hồng Y Phạm Minh Mẩn ,Mục Sư Nguyễn Hồng Quang v.v…thảy đều có 1 mẩu số chung là những ai yêu nước mà không yêu (hay là không chấp nhận ) Xã Hội Chủ Nghiã thì đều bị xuyên tạc ,bôi lọvà đôi khi bị giam cầm ,khủng bố hoặc giết hại dù họ chỉ làm những điều ích lợi cho Dân Tộc!

III) Kết Luận :
Từ trước khi có đảng Cộng sản,trước hoạ ngoại xâm, đất nước ta đã có biết bao vị anh hùng Dân Tộc quyết tâm đòi lại Ðộc Lập cho Quê Hương.Nhưng tất cả các nhà ái quốc chân chính đã hiểu rỏ chủ đích của phong trào Cộng Sản Quốc Tế chỉ là lừa bịp,biện pháp áp dụng cho đất nước chỉ gây đau thương, chia rẻ,nên thảy đều không áp dụng ,chỉ riêng Hồ và tập đoàn CSVN vì quyền lợi riêng của đảng Cộng Sản đã chà đạp nguyện vọng của toàn dân, đem chủ thuyết ngoại lai áp dụng cho Dân Tộc Việt gây ra cảnh trên 3 triệu dân vô tội phải hy sinh oan uổng.Ngày nay lịch sử đã chứng minh cuộc chiến huynh đệ tương tàn 1954-1975 là không cần thiết và toàn dân lên án sự sai lầm tai hại của Hồ và bè lủ đã làm băng hoại cả xả hội và truyền thống đoàn kết của Dân Tộc khi chúng cố tình đem chủ nghiả Cộng Sản vào đất nước ta . Ðường lối nô lệ dâng đất và biển cho Trung Cộng cuả CSVN chúng phải trả lời tội ác nầy trước phán xét của Lịch Sử.


Long Ðiền 2007.

No comments: